Chẳng biết mọi người có thích nhắc đến kì thi này ko nhưng rảnh rỗi hok có việc gì làm nên mình post lên nhá
Lịch công bố kết quả: (đoán hầu hết đều biết rồi)
Trước 31-7, các trường ĐH hoàn thành chấm thi và công bố điểm thi.
Trước 5-8, các trường cao đẳng hoàn thành chấm thi và công bố điểm thi.
15 ngày sau khi các trường công bố điểm thi, thí sinh nộp đơn phúc khảo điểm thi.
15 ngày sau khi nhận đơn phúc khảo, các trường công bố điểm phúc khảo cho thí sinh.
Bộ sẽ công bố điểm sàn trước 10-8.
Sau đó, các trường công bố điểm chuẩn trước 20-8
Kết quả bước đầu chấm thi đại học: điểm thấp
Kết quả chấm thi ban đầu cho thấy, điểm Toán, Văn, Sử và Địa lý đều khá thấp, ngay cả ở những trường chất lượng.
Văn: 2,44; Lịch sử: 1,4
Cô giáo Nghiêm Hồng Hoàng (THPT Hà Nội) tham gia chấm thi đại học cho biết mất cả một buổi, 5 giám khảo mới chấm được 46 bài văn. Cả 46 bài thi này, theo các giám khảo, là rất kém. Các giám khảo cho rằng học sinh không có kiến thức chuẩn ở trường phổ thông, khả năng diễn đạt rất kém, không hiểu đúng đề thi. Chính vì vậy, thí sinh làm bài rất lúng túng, theo kiểu nghĩ đâu viết đấy.
Có thí sinh làm bài kín 3 tờ giấy (12 trang) nhưng chỉ được 2 điểm. Đề thi hỏi về nhân vật Tràng, thí sinh nhầm với nhân vật Chí Phèo ở làng Vũ Đại; nhầm Xuân Diệu với Hoài Thanh... Đề thi hỏi về cây đàn ghi ta của Lorca (Thanh Thảo) thì thí sinh lại viết tác giả Thanh Thảo là người Tây Ban Nha; nhân vật bị bọn phát xít giết chết thì thí sinh viết: bị nhà vua Tây Ban Nha hãm hại.
Ngoài ra, các giám khảo cho biết có rất nhiều lỗi chính tả trong bài thi. Thí sinh viết đau sót, kẻ xua lịnh, nối sống, sờn gai ốc... Có thí sinh trong 180 phút chỉ chép mỗi câu hỏi kín mấy trang và viết thêm chút ít, được 0,5 điểm.
Một cô giáo cho hay qua chấm 46 bài thi, điểm trung bình của các môn như sau: Văn: 2,44; Lịch sử: 1,4. Trong 46 bài có tới 10 bài điểm 0 và điểm 1 mặc dù thí sinh viết rất dài. Môn Địa lý, có bài chỉ đạt 0,25 điểm. Khi hỏi về đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL, thí sinh “tiện thể” làm luôn Đồng bằng Bắc bộ và còn nói thêm rất lan man về Tây Nguyên. Có câu chỉ đơn giản đòi hỏi kỹ năng vẽ biểu đồ (3 điểm) nhưng thí sinh cũng không làm được. Thể hiện các câu lý thuyết cho thấy thí sinh lười học.
Trường chất lượng cao, điểm cũng thấp
Ở bài thi môn Toán khối A, với những bài đã chấm được tại một điểm chấm thi, điểm 3-4 chiếm khoảng 30%. Môn Toán khối D nhiều điểm 0 mặc dù đề khối D dễ hơn. Theo nhận xét của giám khảo, năm nay có thể điểm thi môn Toán khối A sẽ thấp hơn một chút. Tại điểm chấm này, sau 2 ngày chấm chưa có điểm 8 nào trong khi năm trước có cả điểm 10. Theo giám khảo Nguyễn Hồng Châu - Phó Bộ môn Toán ĐHDL Thăng Long, Hà Nội, điểm Toán khối B vẫn như cũ.
Trong quá trình chấm thi môn Toán, theo các giám khảo, thí sinh bộc lộ rất nhiều yếu điểm trong quá trình học tập ở phổ thông. Có tới 50% thí sinh làm sai câu hỏi khảo sát trong số bài do cô giáo Hồng Châu chấm. Một điểm yếu nữa là có những thí sinh không định hướng được cách giải cho mình. Các giám khảo cho biết chưa có bài thi đạt điểm 9-10 mà mới chỉ có điểm 7. Điểm thi chủ yếu tập trung trong khoảng 4-5 điểm. Thậm chí có những trường hợp thí sinh chép đề nhầm nên làm bài theo đề đó luôn.
Ở khu vực trường ĐH công lập có thứ hạng, tình hình cũng có vẻ không khả quan với môn Toán. Một thầy giám khảo môn Toán ở trường ĐHKHTN ĐHQG Hà Nội cho hay, sau 2 ngày chấm bài, chưa có thí sinh nào được điểm 8. Các bài thi chỉ loanh quanh ở điểm 5-6; điểm thấp nhiều; có cả điểm 0 và điểm 1. Điểm 9 mới chỉ nằm trong số đếm được. Điểm trung bình của các bài thi mới chỉ nằm ở khoảng 4-5 điểm.
Ông Lê Công Lợi, Phó khoa Toán ĐHKHTN ĐHQG Hà Nội nhận định: Điểm Toán thấp như thế này thì điểm chuẩn đương nhiên sẽ thấp hơn mặc dù điểm sàn sẽ không giảm vì trong đề có nhiều câu dễ. Theo ông Lợi, chắc chắn các thí sinh điểm tuyệt đối sẽ giảm xuống và sẽ không còn nhiều thủ khoa điểm 30.
Chị Lê Thị Thu Thủy, Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Ngoại thương nhận định điểm chuẩn của ĐH Ngoại thương cũng sẽ bằng như năm ngoái vì đối tượng thi vào trường này đa số là các thí sinh khá giỏi.
Lịch công bố kết quả: (đoán hầu hết đều biết rồi)
Trước 31-7, các trường ĐH hoàn thành chấm thi và công bố điểm thi.
Trước 5-8, các trường cao đẳng hoàn thành chấm thi và công bố điểm thi.
15 ngày sau khi các trường công bố điểm thi, thí sinh nộp đơn phúc khảo điểm thi.
15 ngày sau khi nhận đơn phúc khảo, các trường công bố điểm phúc khảo cho thí sinh.
Bộ sẽ công bố điểm sàn trước 10-8.
Sau đó, các trường công bố điểm chuẩn trước 20-8
Kết quả bước đầu chấm thi đại học: điểm thấp
Kết quả chấm thi ban đầu cho thấy, điểm Toán, Văn, Sử và Địa lý đều khá thấp, ngay cả ở những trường chất lượng.
Văn: 2,44; Lịch sử: 1,4
Cô giáo Nghiêm Hồng Hoàng (THPT Hà Nội) tham gia chấm thi đại học cho biết mất cả một buổi, 5 giám khảo mới chấm được 46 bài văn. Cả 46 bài thi này, theo các giám khảo, là rất kém. Các giám khảo cho rằng học sinh không có kiến thức chuẩn ở trường phổ thông, khả năng diễn đạt rất kém, không hiểu đúng đề thi. Chính vì vậy, thí sinh làm bài rất lúng túng, theo kiểu nghĩ đâu viết đấy.
Có thí sinh làm bài kín 3 tờ giấy (12 trang) nhưng chỉ được 2 điểm. Đề thi hỏi về nhân vật Tràng, thí sinh nhầm với nhân vật Chí Phèo ở làng Vũ Đại; nhầm Xuân Diệu với Hoài Thanh... Đề thi hỏi về cây đàn ghi ta của Lorca (Thanh Thảo) thì thí sinh lại viết tác giả Thanh Thảo là người Tây Ban Nha; nhân vật bị bọn phát xít giết chết thì thí sinh viết: bị nhà vua Tây Ban Nha hãm hại.
Ngoài ra, các giám khảo cho biết có rất nhiều lỗi chính tả trong bài thi. Thí sinh viết đau sót, kẻ xua lịnh, nối sống, sờn gai ốc... Có thí sinh trong 180 phút chỉ chép mỗi câu hỏi kín mấy trang và viết thêm chút ít, được 0,5 điểm.
Một cô giáo cho hay qua chấm 46 bài thi, điểm trung bình của các môn như sau: Văn: 2,44; Lịch sử: 1,4. Trong 46 bài có tới 10 bài điểm 0 và điểm 1 mặc dù thí sinh viết rất dài. Môn Địa lý, có bài chỉ đạt 0,25 điểm. Khi hỏi về đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL, thí sinh “tiện thể” làm luôn Đồng bằng Bắc bộ và còn nói thêm rất lan man về Tây Nguyên. Có câu chỉ đơn giản đòi hỏi kỹ năng vẽ biểu đồ (3 điểm) nhưng thí sinh cũng không làm được. Thể hiện các câu lý thuyết cho thấy thí sinh lười học.
Trường chất lượng cao, điểm cũng thấp
Ở bài thi môn Toán khối A, với những bài đã chấm được tại một điểm chấm thi, điểm 3-4 chiếm khoảng 30%. Môn Toán khối D nhiều điểm 0 mặc dù đề khối D dễ hơn. Theo nhận xét của giám khảo, năm nay có thể điểm thi môn Toán khối A sẽ thấp hơn một chút. Tại điểm chấm này, sau 2 ngày chấm chưa có điểm 8 nào trong khi năm trước có cả điểm 10. Theo giám khảo Nguyễn Hồng Châu - Phó Bộ môn Toán ĐHDL Thăng Long, Hà Nội, điểm Toán khối B vẫn như cũ.
Trong quá trình chấm thi môn Toán, theo các giám khảo, thí sinh bộc lộ rất nhiều yếu điểm trong quá trình học tập ở phổ thông. Có tới 50% thí sinh làm sai câu hỏi khảo sát trong số bài do cô giáo Hồng Châu chấm. Một điểm yếu nữa là có những thí sinh không định hướng được cách giải cho mình. Các giám khảo cho biết chưa có bài thi đạt điểm 9-10 mà mới chỉ có điểm 7. Điểm thi chủ yếu tập trung trong khoảng 4-5 điểm. Thậm chí có những trường hợp thí sinh chép đề nhầm nên làm bài theo đề đó luôn.
Ở khu vực trường ĐH công lập có thứ hạng, tình hình cũng có vẻ không khả quan với môn Toán. Một thầy giám khảo môn Toán ở trường ĐHKHTN ĐHQG Hà Nội cho hay, sau 2 ngày chấm bài, chưa có thí sinh nào được điểm 8. Các bài thi chỉ loanh quanh ở điểm 5-6; điểm thấp nhiều; có cả điểm 0 và điểm 1. Điểm 9 mới chỉ nằm trong số đếm được. Điểm trung bình của các bài thi mới chỉ nằm ở khoảng 4-5 điểm.
Ông Lê Công Lợi, Phó khoa Toán ĐHKHTN ĐHQG Hà Nội nhận định: Điểm Toán thấp như thế này thì điểm chuẩn đương nhiên sẽ thấp hơn mặc dù điểm sàn sẽ không giảm vì trong đề có nhiều câu dễ. Theo ông Lợi, chắc chắn các thí sinh điểm tuyệt đối sẽ giảm xuống và sẽ không còn nhiều thủ khoa điểm 30.
Chị Lê Thị Thu Thủy, Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Ngoại thương nhận định điểm chuẩn của ĐH Ngoại thương cũng sẽ bằng như năm ngoái vì đối tượng thi vào trường này đa số là các thí sinh khá giỏi.
Được sửa bởi abcde ngày Mon Jul 19, 2010 9:46 am; sửa lần 1.