Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


You are not connected. Please login or register

Triết học Trung Quốc trong phim 'Anh hùng'

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

mylove



Bộ phim "Anh hùng" của Trương Nghệ Mưu đã giành được những thành công vang dội về mặt doanh thu. Tuy nhiên, vấn đề nghệ thuật của phim lại đem đến những ý kiến trái chiều và bị rất nhiều nhà phê bình “mổ xẻ”. Tôi chỉ xin bàn tới vấn đề triết học trong nội dung phim... (Lâm Tùng)

Tự ngàn xưa loạn thế xuất anh hùng
Tạo cơ nghiệp từ hai bàn tay trắng...

Chắc các bạn cũng nhận ra hai câu thơ trên chính là lời bài hát trong phim truyền hình Loạn thế anh hùng Lã Bất Vi từng phát sóng trên kênh truyền hình VTV3. Tôi trích dẫn hai câu này ở đây vì tôi thấy nó hoàn toàn thích hợp nếu dùng cho nội dung phim Anh hùng. Trong những nhân vật đã xuất hiện trong phim, theo bạn ai là anh hùng? Theo tôi thì tất cả nhân vật chính đều xứng đáng là anh hùng. Trong bộ phim này, hai phạm trù “anh hùng” và “thiên hạ” là gắn liền với nhau. Đây cũng là nội dung trong triết học Trung Quốc. Anh hùng là những người thấu hiểu “thiên lý”, vì “thiên hạ”. “Thiên hạ” ở đây được nói tới không chỉ có nghĩa là đất đai, lãnh thổ, nó còn bao hàm những giá trị văn hoá, những giá trị nhân sinh.
Triết học Trung Quốc trong phim 'Anh hùng'  2004_hero_016
Trong thời Xuân Thu, đất nước Trung Quốc bị chia thành 7 nước nhỏ và vô số chư hầu. Những nước nhỏ này vốn dĩ liên tục gây chiến lẫn nhau khiến cho người dân thường không thể sống cuộc sống bình yên. Trong hoàn cảnh đó, sự xuất hiện của một người có khả năng thống nhất thiên hạ, chấm dứt chiến tranh là một điều tất yếu.Tàn Kiếm là người nhận ra vấn đề trên trước tiên. Chính vì thế mà anh đã không hạ sát Tần Vương. Anh chấp nhận vì chuyện đó mà quan hệ của anh với tình nhân, Phi Tuyết trở lên lạnh nhạt. Đây là người đầu tiên hy sinh lợi ích bản thân vì “thiên hạ”. Nhưng nếu chỉ có mình Tàn Kiếm nhận ra ý nghĩa của chữ “thiên hạ” thì những hy sinh của anh vẫn là vô nghĩa. Vì thế mà khi nhân vật Vô Danh xuất hiện, Tàn Kiếm đã giao ý chí của mình cho Vô Danh thông qua bức thư pháp “thiên hạ”.
Triết học Trung Quốc trong phim 'Anh hùng'  Hero-Jet-Li-movie-image
Tàn Kiếm tin tưởng ở Vô Danh vì chỉ có Vô Danh là có tài năng ngang hàng với anh. Anh tin tưởng Vô Danh cũng sẽ ngộ ra ý nghĩa của “thiên hạ”. Và Vô Danh cũng đã nhận ra, anh đã buông tay ở phút cuối cùng, chấp nhận mang tính mạng bản thân ra vì “thiên hạ”. Về Tần Vương, khi nhận ra ý nghĩa của “thiên hạ”, ông vô cùng thương tiếc khi hạ lệnh giết đi những người tri kỷ với mình. Bởi nếu ông không hạ lệnh, thì ông cũng không thể có được thiên hạ, và như thế thì lý tưởng của Tàn Kiếm mãi mãi không bao giờ thực hiện được.Những nhân vật khác, mỗi người đều hy sinh vì lý tưởng của riêng mình.
Triết học Trung Quốc trong phim 'Anh hùng'  Hero
Thiên Trường, Phi Tuyết hy sinh thân mình để làm lễ vật đưa Vô Danh tiến gần Tần Vương trong 10 bước. Cả những nhân vật phụ hơn như nữ tì của Tàn Kiếm, hay vị lão sư và các đệ tử trong thư quán nước Triệu cũng kiên trì “thư đạo” để bảo tồn văn hoá nước mình. Câu nói của vị lão sư ấy luôn ám ảnh tôi: “Nước Triệu có thể không còn nhưng văn hoá nước Triệu sẽ tồn tại vĩnh viễn”. Với tài năng của mình, Trương Nghệ Mưu đã tái hiện lại câu chuyện Kinh Kha hành thích Tần Vương dưới một quan điểm mới, mang đến cho người xem nhiều suy nghĩ hơn. Tôi không dám đánh giá những nhân vật trong phim là đúng hay sai, ai là người tốt, ai là kẻ xấu. Tôi chỉ biết tôi thật sự khâm phục họ, những con người dám hy sinh tất cả vì lý tưởng của chính mình. Họ hy sinh cá nhân để hoàn thành một mục tiêu cả “thiên hạ”.

nguon:vnexpress.net

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết