Đầu năm nay Fabrice Bellard, nhà khoa học máy tính người Pháp đã lập kỷ lục thế giới khi tính được gần 2,7 tỉ tỉ số lẻ sau dấu phẩy của con số Pi (Thanh Niên đã đưa tin). Nhưng, mới đây kỷ lục đó đã bị vượt qua.
Thông tin từ trang mạng khoa học Physorg cho biết hai nhà khoa học người Nhật và Mỹ đã tính được con số lẻ thứ 5 tỉ tỉ của Pi, gần gấp đôi kỷ lục của Fabrice Bellard.
Alexander Yee (sinh viên khoa học máy tính người Mỹ) và Shigeru Kondo (54 tuổi, kỹ sư hệ thống người Nhật) đã hợp tác để tạo nên kỳ tích này. Alexander Yee chịu trách nhiệm cung cấp phần mềm xử lý còn Shigeru Kondo phụ trách hệ thống phần cứng.
Công việc được thực hiện ở nhà Kondo, họ đã mất 90 ngày để xác định được con số thứ 5 tỉ tỉ của Pi. Việc tính toán nhờ vào một máy vi tính bình thường với 20 ổ đĩa cứng gắn ngoài để ghi dữ liệu tính được. Máy tính sử dụng hệ điều hành Windows Server 2008R2, bộ vi xử lý của hãng Intel. Việc thẩm định kết quả mất 64 giờ.
Trả lời hãng AFP, Shigeru Kondo cho biết để đạt được kết quả thì nhóm đã bỏ ra tổng chi phí khoảng 18.000 USD. Con số thứ 5 tỉ tỉ được tìm ra vào lúc nửa đêm ở Nhật Bản.
Thông tin từ trang mạng khoa học Physorg cho biết hai nhà khoa học người Nhật và Mỹ đã tính được con số lẻ thứ 5 tỉ tỉ của Pi, gần gấp đôi kỷ lục của Fabrice Bellard.
Alexander Yee (sinh viên khoa học máy tính người Mỹ) và Shigeru Kondo (54 tuổi, kỹ sư hệ thống người Nhật) đã hợp tác để tạo nên kỳ tích này. Alexander Yee chịu trách nhiệm cung cấp phần mềm xử lý còn Shigeru Kondo phụ trách hệ thống phần cứng.
Công việc được thực hiện ở nhà Kondo, họ đã mất 90 ngày để xác định được con số thứ 5 tỉ tỉ của Pi. Việc tính toán nhờ vào một máy vi tính bình thường với 20 ổ đĩa cứng gắn ngoài để ghi dữ liệu tính được. Máy tính sử dụng hệ điều hành Windows Server 2008R2, bộ vi xử lý của hãng Intel. Việc thẩm định kết quả mất 64 giờ.
Trả lời hãng AFP, Shigeru Kondo cho biết để đạt được kết quả thì nhóm đã bỏ ra tổng chi phí khoảng 18.000 USD. Con số thứ 5 tỉ tỉ được tìm ra vào lúc nửa đêm ở Nhật Bản.