VĂN HÓA ỨNG XỬ VÀ TIẾN BỘ XÃ HỘI
Thời gian gần đây dư luận nước ta xôn xao nhiều về các yếu kém của ngành giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế. Trước hết là hệ thống trong dạy nghề quá yếu không có mấy người đi học và không có trường tốt đáp ứng yêu cầu công nghệ hiện đại. Thậm chí những ngành đơn giản như may công nghiệp cũng thiếu thợ lành nghề khiến cho khi có nhiều việc làm thì các xí nghiệp giành giật thợ của nhau. Trong khi đó học sinh phổ thông ra trường chen chúc nhau qua cánh cửa hẹp của các trường Đại học. Ấy vậy mà số sinh viên tốt nghiệp không kiếm được việc làm lại rất đông. Các trường Đại học bị kêu ca là chất lượng kém mọi bề, nạn mua bán bằng cấp tràn lan. Dân chúng than vãn lo việc học cho con em quả tốn kém, nạn học thêm đè nặng lên các em nhỏ khiến cho sự phát triển của chúng bị thương tổn cả sức khỏe, thể xác lẫn tinh thần. Dư luận tới tấp đưa ra các kiến nghị giải pháp. Cuộc khủng hoảng giáo dục (xin phép tạm dùng chữ này) biểu hiện ra như là thiếu một trật tự bình thường, nhìn sang các nước khác thấy họ cũng có nhiều lo nghĩ nhưng việc ho lo thiếu nhân tài dường như quá sang trọng so với mong muốn trật tự của chúng ta.
Tuy nhiên, theo hiểu biết của tôi thì tình hình khó khăn trong nền giáo dục của ta có nhiều mặt mang tính chất văn hóa xã hội rõ rệt và một mình Bộ Giáo dục và Đào tạo không đủ khả năng thay đổi tình hình. Chẳng hạn như tình hình chen chúc nhau vào Đại học và sự tiêu điều của hệ thống trường dạy nghề có nhiều khía cạnh thuộc phạm trù này. Đặc trưng của kinh tế xã hội hiện đại là các hoạt động đa dạng của con người được nâng cao lên mức chuyên nghiệp, đòi hỏi mỗi con người phải có tính chuyên nghiệp cao. Muốn khuyến khích con người nâng cao trình độ nghề nghiệp thì xã hội phải tôn vinh ưu đãi người tài trong một ngành nghề cần thiết cho an sinh xã hội thể hiện không phải chỉ bằng tiền lương cao mà cả bằng sự tôn vinh tinh thần. Chúng ta thường nhắc tới câu tục ngữ nhất nghệ tinh, nhất thân vinh, nhưng chuyện này hình như chưa thật sự có được trong thực tiễn xã hội nước ta ở bất cứ thời nào. Người Việt Nam ngày nay vẫn như thời xưa, quan niệm sự thành đạt là được ra làm quan ở chức vụ cao mà theo truyền thống cũng như thực tế hiện nay, chỉ có thể đạt được nếu có bằng cấp nhất định. Các nghề nghiệp khác đều không được công chúng coi trọng như một nghề nghiệp, kể cả những nghề "sang trọng" (?!) như nhà văn, nhà giáo, nhà nghiên cứu khoa học, nhà báo... Ngay cả khi xã hội muốn tôn vinh một người vì cống hiến nghề nghiệp nào đó thì theo tập quán mọi người thường chờ đợi người đó được ban cho một chức vị xứng đáng trong công việc quản lý. Nghề "thầy" đã vậy, nghề thợ còn bị xem thường nhiều hơn. Xưa nay xã hội ta đều không mấy ai thích đi làm thợ. Những năm gần đây công nghiệp có phát triển nên mới có nhu cầu thợ giỏi. Mặc dù việc thiếu thợ giỏi phần nào có làm cho những người này có thể được trả lương cao hơn đôi chút, nhưng nói chung thân phận xã hội của họ không được cải thiện bao nhiêu. Người ta có thể viết báo bảo vệ quyền lợi của người thợ, nhưng cho con cái đi làm thợ thì hình như không ai muốn. Thực ra tâm lý xã hội coi trọng một số nghề này hơn một số nghề kia là chuyện xã hội đông tây nào cũng có, bản thân sự thiên lệch không nhất thiết là tiêu cực khi nó mang ý nghĩa đáp ứng nhu cầu đích thực của xã hội và thể hiện ra như sự lựa chọn tự do của một số đông người theo sở thích. Nhưng khi sự thiên lệch nghề nghiệp đơn thuần là một tập quán và lại biểu hiện ra như một giá trị tối thượng chung cho toàn thể mọi người theo đuổi, thì nó đi ngược lại yêu cầu phát triển của xã hội hiện đại. Một vấn đề nữa là trong mọi hoạt động chuyên môn, bằng cấp và địa vị là cái mọi người theo đuổi, nhưng lại không phải bằng con đường nâng cao trình độ chuyên môn hay thành tựu kiệt tác sáng tạo. Có mục tiêu lẫn phương tiện đều không phù hợp với tiến bộ và phát triển. Ít ai trong xã hội lựa chọn nghề nghiệp dựa theo thiên hướng của bản thân mình, mong muốn được làm công việc theo sở thách để phát triển khả năng riêng của mình. Các thanh niên ta thường khó trả lời được về sở thích nghề nghiệp vì hình như đó là chuyện ít ai nghĩ tới. Cái họ mong muốn là một địa vị xã hội nào đó, mà để đạt được điều đó họ sẵn sàng làm một công việc ở hệ thống trường dạy nghề, sự không có khả năng hay thậm chí không thích thú. Đôi khi sự vật lộn khổ sở với một nghề nghiệp không phù hợp còn được khen là biểu hiện của ý chí mạnh mẽ. Trên thực tế trình độ nghề nghiệp là cái ít cần thiết nhất cho sự thăng tiến. Điều quyết định chủ yếu cho sự thăng tiến của một người là quan hệ của anh ta với thủ trưởng ra sao. Tôi có được đọc thấy trên báo nhận xét hài hước chua chát về tình cảnh một người, ở nhà vợ không yêu nhưng cần anh ta, còn ở nơi làm việc thì thủ trưởng không cần nhưng lại yêu anh ta. Lòng yêu ghét của con người là thứ bị ảnh hưởng bởi vô số yếu tố khác nhau nhưng thường ít khi theo lý lẽ. Khổng Tử cũng bảo chưa thấy ai yêu đức bằng yêu sắc đẹp. Cho nên để duy trì lòng yêu thương của thủ trưởng mà thói nịnh bợ xu phụ trở nên phổ biến. Do muốn đề bạt cấp dưới theo sự ưu ái riêng, nên người ta mới chấp nhận bằng cấp thật kiến thức giả, nạn mua bán bằng cấp cũng do đó mà phát triển (ở các cộng đồng tôn trọng lý tính trong ứng xử thì chuyện như thế ít gặp hơn các thủ trưởng muốn thăng tiến buộc phải dùng người tài, dử trong lòng có không ưa đi nữa, để cho đơn vị của mình có thành tích và nhờ đó mà được lên chức). Tình trạng này khiến cho ở nước ta những người yêu thích nghề nghiệp ngày một hiếm hoi. Nếu có gặp một người như thế cũng chẳng ai tin anh ta quả thực là như vậy, còn nếu tin rồi thì lại xem anh ta là không bình thường.
Các giá trị văn hóa mà dư luận xã hội tác động lên các thành viên của nó thông qua tập quán ưng xuất như vậy, thì những khó khăn của hệ thống trường dạy nghề, sự căng thẳng của các kỳ thi Đại học và nạn mua bán bằng cấp là điều dễ hiểu. Hơn thế nữa, nó còn tạo ra nhiều hiệu quả tiêu cực khác trong đời sống xã hội. Chẳng hạn như những người có năng khiếu về một nghề nghiệp nào đó cũng không muốn phát triển nó để thành nghề nghiệp một đời, nếu nghề nghiệp đó không cho họ triển vọng xứng đáng. Chuyện này trong ngành thể thao biểu hiện ra rõ rệt nhất; đôi khi xuất hiện các trẻ em có năng khiếu thể thao đặc biệt thì các phụ huynh thường rất do dự khuyến khích con mình đi theo nghề nghiệp đó. Một mầm non nhảy cao đầy triển vọng và một kỳ thủ nhỏ tuổi nhiều hứa hẹn cũng chỉ được một ông chủ doanh nghiệp quá yêu mến nhân tài thể thao quan tâm giúp đỡ như một hành động cao quý đơn lẻ và khác thường. Ngành y tế nhiều Bác sĩ kém nhưng rất thiếu y tá giỏi. Mọi người vẫn nhìn y tá như người làm công việc ai làm cũng được và bản thân các y tá cũng phần nhiều làm công việc này vì hoàn cảnh bắt buộc hơn là tự nguyện chọn lựa do yêu nghề. Ngay cả các trường Đại học và các Viện nghiên cứu nơi có nhiều người được đào tạo ở nước ngoài và có điều kiện giao lưu hợp tác nhiều hơn, nhưng văn hóa ứng xử cũng chẳng khác ngoài xã hội chút nào: các thủ trưởng nắm quyền hành là người được trọng vọng nhất dù trong lòng người ta có nghĩ thế nào đi nữa. Bằng sự tôn sùng duy nhất một nghề, xã hội không cung cấp cho các thành viên của nó một môi trường đa dạng các hoạt động để cho những người có tài năng và thiên hướng khác nhau có thể phát triển hết khả năng tiềm tàng của họ. Bằng cái tập quán ứng xử thuần túy dựa trên cảm xúc yêu ghét mà không được hướng dẫn bởi lý lẽ, xã hội không khuyến khích nhân tài phát triển bởi vì nhân tài, do tính cách độc đáo của họ, thường không chịu uốn mình theo lối xu phụ. Không phải là bây giờ ở ta mỗi người không được tự do lựa chọn nghề nghiệp. Cái chuyện phân công ngành nghề của tổ chức là chuyện đặc biệt một thời và ta đi vào quá khứ. Cũng không phải có chủ trương nào khuyến khích việc đề bạt theo cảm tình. Tôi không đề cập tới tác động của Nhà nước trong vấn đề này. Cái tôi muốn nói tới là sức ép của dư luận xã hội thể hiện qua cái nhìn của cha mẹ, bè bạn và những người xung quanh, cái khuôn mẫu nghèo nàn của sự thành đạt mà mọi người tự nhào nặn cho nhau. Điều tôi muốn nói tới là tập quán ứng xử với nhau trong xã hội dựa trên sự yêu ghét theo kiểu thương nhau củ ấu cũng tròn... mà không dựa trên lý lẽ của lợi ích chung; ý thức công dân của một nước cộng hòa không thể dễ dàng hìnnh thành được từ tâm lý truyền thống của cuộc sống làng xã chật hẹp. Ai cũng thích cho công việc của mình là quan trọng nhất, đó là thường tình con người. Nhưng ý thức công dân sẽ làm cho anh ta nghĩ rằng việc của người khác cũng có tầm quan trọng cho xã hội không kém. Mỗi người đều có nhiều lý do để biện minh cho cách sống mà anh ta lựa chọn, nhưng ý thức về sự bình đẳng giữa các thành viên xã hội phải khiến anh ta thấy rằng người khác cũng có những lý do biện minh cho cách sống khác với anh ta. Lòng yêu, ghét cũng là thường tình con người nhưng ý thức vì lợi ích cộng đồng phải khiến con người phân biệt được tình cảm riêng và công việc chung trong hành vi của mình. Xã hội muốn nhân tài thì ứng xử phải có tinh thần khoan dung văn hóa đối với các khác biệt của tha nhân, trong chừng mực các khác biệt đó không vi phạm tới quyền lợi chung của xã hội. Sự đa dạng của các hoạt động ngành nghề và ứng xử khoan dung văn hóa của xã hội không phải chỉ là phương tiện đơn thuần để có nhân tài, mà còn là điều kiện cần thiết cho hạnh phúc của toàn xã hội. J.S.Mill một triết gia Anh thế kỷ XIX, đã nhận xét về lợi ích của sự phát triển đa dạng các tính cách con người khác nhau như sau: Không phải bằng cách hạ thấp xuống, bắt mọi cá tính trong bản thân con người đều đồng loạt giống nhau, mà bằng cách nào dưỡng nó, khuyến khích nó trong phạm vi giới hạn bởi lợi ích và quyền năng của người khác, nhờ thế con người mới trở nên một đối tượng cao quý và đẹp đẽ để chiêm ngưỡng... Tùy theo mức độ phát triển cá tính mà con người trở nên có giá trị hơn đối với bản thân, và do vậy mà có khả năng trở thành có giá trị hơn đối với người khác. Có một sự đầy đủ lớn lao hơn của cuộc sống về bản thân sự tồn tại của nó, và một khi có cuộc sống phong phú hơn trong các đơn vị thì sẽ có cuộc sống phong phú hơn trong khối cộng đồng bao gồm các đơn vị ấy” (On Liberty, 1859). C.Mác nói hàm súc hơn: “Sự phát triển tự do của một người là điều kiện cho sự phát triển tự do của một người"
Văn hóa kết nối dân chúng trong một quốc gia bao gồm nhiều yếu tố: tình cảm gắn bó với cộng đồng, hệ thống giá trị tinh thần chung thể hiện trong các hoạt động tinh thần và ứng xử xã hội, một nền giáo dục duy trì và phát triển các giá trị ấy qua các thế hệ. Xã hội ta trong hơn 10 năm đổi mới đã có nhiều đổi thay trong hoạt động kinh tế đi cùng với việc mở rộng giao lưu quốc tế. Lẽ tự nhiên là các giá trị văn hóa cũ chịu tác động mạnh của đòi hỏi đổi mới để thích ứng với các biến đổi kinh tế. Nhưng không phải mọi biến đổi tự phát đều phù hợp với yêu cầu thúc đẩy tiến bộ và phát triển. Không ít tập quán xấu ngăn cản phát triển lại gia tăng, mà việc thay đổi tập quán lại là một việc rất khó. Vì vậy trước khi nghĩ đến giải pháp nào đó cho việc hình thành các giá trị văn hoá mới có lẽ cần nhận thức vấn đề một cách đầy đủ hơn từ nhiều góc độ.
__________________________________________________________________
Văn hoá ứng xử Việt Nam truyền thống cơ bản được thể hiện ở nếp ứng xử khoan hoà thiên về hành động với tư duy trực giác tổng hợp. Nhưng cái hành động của ứng xử không ra ngoài nguyên tắc trọng tình, trọng đức, trọng văn, và cả trọng nữ, với cái miệng hay cười và lời nói khôn ngoan.
Nếp ứng xử khoan hoà thiên về hành động, thường chú trọng đến các mối quan hệ đang vận động, nhất là cái trọng tâm, trọng điểm, cấp bách, nên dễ dẫn đến những cách ứng xử linh hoạt. Hoàn cảnh càng câu thúc bao nhiêu, năng lực "ứng vạn biến" ở người Việt Nam càng tỏ rõ tính "quyền biến" bấy nhiêu. Nhưng nếp ứng xử khoan hoà thường được biểu hiện ở lối ứng xử quân bình, và cũng không hiếm trường hợp biến thái ở dạng mềm dẻo, có khi tuỳ tiện.
Cả cái tốt và cái xấu ấy, bây giờ được thừa nhận rộng rãi. Khi người ta thừa nhận, thậm chí còn chế giễu cái xấu của mình, không có nghĩa là người ta yếu...
Văn hóa ứng xử của giới trẻ
Sương Lam
Người Viễn Xứ
08:35' PM - Thứ bảy, 29/04/2006
Bên cạnh những cái "được" dễ thấy của người Việt trẻ như kiến thức rộng, tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tư duy nhạy bén... thì cũng có những điều trái khoáy: các bạn "thiếu văn hóa" một cách trầm trọng trong ứng xử. Chúng ta vẫn thường nghe "Thanh niên là rường cột của nước nhà", là "hy vọng của quốc gia" và nhiều nữa. Vậy thì Việt Nam ta rồi sẽ về đâu, với một thế hệ trẻ thừa-kiến-thức nhưng lại thiếu-văn-hóa như thế nhỉ?
Nhấc điện thoại lên, tiếng quát bên kia đầu dây: "Mày đang ở đâu đó con... ngựa kia?" làm tôi hốt hoảng dù vẫn biết đó là cô bạn thân của mình. Bạn trẻ vào quán cà phê vô tư cho cả... 4 chân lên ghế cũng không còn là chuyện lạ và họ vẫn mặc nhiên xem đó là chuyện bình thường, vì nào có ai dám nói gì họ đâu. Khách hàng là Thượng Đế kia mà! Một tiếng rít rợn cả người của cái thắng xe ngay trước câu gắt: "Đui sao, ông già?". Nhìn người đàn ông lắc đầu, vội vã bước đi, tôi chợt chạnh lòng sao các bạn trẻ lại có thể hành xử với người đáng tuổi cha chú mình như thế được nhỉ? Chẳng lẽ ở nhà các bạn cũng... chửi rủa phụ huynh mình như thế?
Chuyện các bạn trẻ chửi thề, nói tục có vẻ như không còn thuốc chữa bởi những ngôn từ ấy đã trở thành một thói quen mất rồi. Và, có lẽ là để chứng tỏ sự... sang trọng, sành điệu, đẳng cấp của mình, các bạn đã chửi thề bằng cả tiếng ngoại quốc nữa kia. Chuyện có thật trong một quầy bida, sau khi cô gái tóc nhuộm vàng hoe đánh hụt một cơ, cô giậm chân: "Oh, shit!". Chàng trai đi cùng cô, cũng đánh hụt một cơ, cũng vung cây cơ, buông tiếng "Damn it!". Chắc các bạn nghĩ rằng phải vậy mới là người văn minh mà lại không hiểu rằng đó là một sự phỉ báng tiếng Việt - ngôn ngữ là niềm tự hào của dân tộc. Các bạn đâu biết khi buông lời như thế, các bạn đang phỉ nhổ vào chính bản thân mình.
Cứ thế, những minh chứng cho lối ứng xử thiếu văn hóa của người Việt trẻ vẫn đầy dẫy, mà nếu tôi liệt kê chắc cũng được vài trăm hay vài nghìn trang giấy. Điều đó thể hiện gì? Cả một thế hệ trẻ Việt Nam là những người thiếu văn hóa. Vâng, bạn có thể cho là tôi quá lời. Nhưng hãy cứ thử nhìn ra kia mà xem. Trên những chatroom, forum trực tuyến vẫn nhan nhản những lời lẽ cục súc, miệt thị lẫn nhau. Đến cả những em bé đang theo bậc tiểu học vẫn sử dụng tiếng chửi thề làm tiếng đệm đầu môi. Nếu hỏi chúng từ đâu mà biết những từ ngữ như thế, chúng sẽ trả lời cho ta rằng chúng học được từ cha mẹ, anh chị... Từng ngày từng giờ, chúng ta đang làm nhơ nhuốc tâm hồn của trẻ thơ mà không hề cảm thấy đó là tội ác. Thậm chí khi dạy cho các em bé tập nói ta lại càng khuyến khích trẻ chửi thề qua những câu như: "Chửi nó đi con!"
Mang nỗi lòng ấy trò chuyện với vài bạn trẻ, tôi lại thêm bẽ bàng khi các bạn nhìn tôi như nhìn một sinh vật lạ từ hành tinh nào đấy. Và câu trả lời tôi nhận được là: "Chuyện bình thường thế mà cũng lôi ra nói. Điên à?" Vâng, tôi điên nên mới trăn trở về một thế hệ trẻ - tương lai của nước nhà. Tôi điên nên mới nói về những cái mà các bạn mặc nhiên thừa nhận như là chuyện thường ngày và chẳng có gì sai. Tôi điên?
Chuyện văn hóa không chỉ dừng lại đó khi ta nhìn thấy cảnh chen lấn trước quầy vé tàu, xe, chuyện những chàng trai vô tư "ôm cây đợi thỏ" sau những cuộc nhậu triền miên, chuyện nẹt pô xe trước cổng bệnh viện, chuyện bấm kèn tin tin vào giữa đêm khuya khi ta trở về nhà... Những chuyện tưởng chừng như rất nhỏ ấy lại thể hiện một tầm nhận thức thiển cận, một chuẩn văn hóa thấp kém khiến bạn bè các nước miệt khinh ta. Không miệt khinh sao được khi mà rõ ràng là vẫn còn đấy các cô gái trẻ, đầy nhan sắc từng ngày ngồi trên net để "câu" ngoại kiều, cố sống cố chết moi cho được những đồng đô xanh đỏ...
Văn hóa ứng xử của giới trẻ: còn biết nói gì ngoài hai chữ "Hỡi ôi...!"
__________________________________________________-----
Ứng xử văn hóa trong cuộc sống
19:26' 6/11/2008
(Ảnh minh hoạ)
Lời ăn tiếng nói trong cuộc sống hàng ngày như “cơm ăn áo mặc”. Nhưng nói làm sao cho đẹp, đúng mực và tạo ra không khí vui vẻ thân tình, hài lòng người nghe là điều cần có sự rèn luyện và tu dưỡng của mỗi người. Hiện nay, khá phổ biến tình trạng trẻ em nói tục, chửi bậy, nhất là ở các khu chợ, làng quê. Sự dễ dãi trong lời ăn tiếng nói cũng là một khía cạnh của sự buông thả trong lối sống.
Đất nước ta đang hướng tới cho một nền kinh tế tri thức, thì cách nói năng thô tục không thể chấp nhận được. Một khía cạnh của xã hội văn minh là ở đó mọi người, đặc biệt là trẻ em không nói tục, chửi bậy. Muốn được vậy, trẻ em phải được rèn giũa ngay trong trường học và gia đình. Trẻ em như tờ giấy trắng, không tự biết nói bậy, mà bị ảnh hưởng trước hết từ gia đình và những người xung quanh. Nếu cha mẹ, anh chị thường nói tục, chửi bậy thì thế nào trẻ nhà đó cũng như vậy. Xưa, ông cha ta thường dạy: “Tiên học lễ, hậu học văn”, cho thấy lễ tiết rất được coi trọng - thể hiện một khía cạnh văn hóa của dân tộc, đặc biệt là các dân tộc phương Đông.
Trong các gia đình xưa, lễ giáo được xem như điều căn bản. Ở Việt Nam ta, bất luận người giàu, kẻ nghèo, nếp sống của gia đình xưa khá chuẩn mực, có quy tắc. Con cái phải vâng lời cha mẹ, người ít tuổi phải lễ độ với người nhiều tuổi hơn, đi thưa về trình. Cuộc sống hiện đại không đòi hỏi con người phải giữ những nghi lễ quá khắt khe đến từng tiểu tiết kiểu phong kiến. Lớp trẻ có thể phát huy tính sáng tạo, tự do phát triển và trong gia đình mối quan hệ dân chủ hơn. Tuy nhiên, hiện đại không có nghĩa là “phát triển tự do” bừa bãi, không có lề thói, không có chuẩn mực đạo đức, bỏ qua những quy tắc cơ bản trong giao tiếp, từ những việc nhỏ như việc cảm ơn, xin lỗi hay chào hỏi, kính trên nhường dưới v.v... đến những việc ứng xử ngoài xã hội như tôn trọng người khác, chấp hành luật pháp...
Lời ăn tiếng nói đến hình thức ứng xử hàng ngày ở nơi công cộng phản ánh trình độ văn hóa của mỗi người. Nhiều người băn khoăn cho rằng phải chăng trong xã hội ngày nay văn hóa ứng xử đang xuống cấp? Chỉ đơn cử một số chuyện xảy ra nơi công cộng như trên xe buýt, trên đường, trong bệnh viện, nơi thanh toán bán hàng ở các trung tâm lớn... tình trạng chen lấn, xô đẩy vẫn còn phổ biến; người trẻ tuổi không biết nhường người nhiều tuổi, nam giới cậy khỏe chen lấn, chiếm chỗ của phụ nữ, thậm chí xô đẩy cả phụ nữ có thai, ít khi thấy có nam giới giúp đỡ phụ nữ, cụ già mang vác những vật nặng... Những hành vi đẹp như đưa người già qua đường hay giúp đỡ người tàn tật dường như ngày càng hiếm hoi.
Trang phục cũng là một mặt thể hiện cá tính, phẩm cách, sự tôn trọng của mỗi cá nhân đối với mọi người chung quanh. Những năm gần đây, đời sống được cải thiện, hàng hóa phong phú và dễ mua hơn với thu nhập bình quân trong xã hội, có nhiều chủng loại quần áo khác nhau để lựa chọn. Thế nhưng vẫn còn một số người khi đến những nơi công cộng như: Siêu thị, chợ, bến xe, trường học, bệnh viện, rạp chiếu phim, lễ hội, đình chùa... ăn mặc “hở trên, hở dưới” hoặc không phù hợp như mặc đồ bộ (đồ ngủ), quần soóc, áo thun ba lỗ đến những nơi công cộng, thậm chí vào công sở quan hệ công việc. Nhiều “mốt” được các nhà may mặc, thiết kế thời trang và người tiêu dùng trẻ tuổi lựa chọn theo cảm tính là hiện đại theo phương Tây nhưng không phù hợp vóc dáng người Á Đông, nên trông rất phản cảm.
Có lẽ bên cạnh vận động trên các phương tiện truyền thông, giáo dục trong đoàn thể, nhà trường... cũng cần có những quy định về ăn mặc nơi công cộng. Bên cạnh đó, ngay từ trong nhà trường, gia đình, từ lớp mẫu giáo đến tốt nghiệp trung học, đại học cần đưa ra những định hướng về ăn mặc thế nào là đẹp, thanh nhã để dần dần thành phản xạ của lớp trẻ./.
Thời gian gần đây dư luận nước ta xôn xao nhiều về các yếu kém của ngành giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế. Trước hết là hệ thống trong dạy nghề quá yếu không có mấy người đi học và không có trường tốt đáp ứng yêu cầu công nghệ hiện đại. Thậm chí những ngành đơn giản như may công nghiệp cũng thiếu thợ lành nghề khiến cho khi có nhiều việc làm thì các xí nghiệp giành giật thợ của nhau. Trong khi đó học sinh phổ thông ra trường chen chúc nhau qua cánh cửa hẹp của các trường Đại học. Ấy vậy mà số sinh viên tốt nghiệp không kiếm được việc làm lại rất đông. Các trường Đại học bị kêu ca là chất lượng kém mọi bề, nạn mua bán bằng cấp tràn lan. Dân chúng than vãn lo việc học cho con em quả tốn kém, nạn học thêm đè nặng lên các em nhỏ khiến cho sự phát triển của chúng bị thương tổn cả sức khỏe, thể xác lẫn tinh thần. Dư luận tới tấp đưa ra các kiến nghị giải pháp. Cuộc khủng hoảng giáo dục (xin phép tạm dùng chữ này) biểu hiện ra như là thiếu một trật tự bình thường, nhìn sang các nước khác thấy họ cũng có nhiều lo nghĩ nhưng việc ho lo thiếu nhân tài dường như quá sang trọng so với mong muốn trật tự của chúng ta.
Tuy nhiên, theo hiểu biết của tôi thì tình hình khó khăn trong nền giáo dục của ta có nhiều mặt mang tính chất văn hóa xã hội rõ rệt và một mình Bộ Giáo dục và Đào tạo không đủ khả năng thay đổi tình hình. Chẳng hạn như tình hình chen chúc nhau vào Đại học và sự tiêu điều của hệ thống trường dạy nghề có nhiều khía cạnh thuộc phạm trù này. Đặc trưng của kinh tế xã hội hiện đại là các hoạt động đa dạng của con người được nâng cao lên mức chuyên nghiệp, đòi hỏi mỗi con người phải có tính chuyên nghiệp cao. Muốn khuyến khích con người nâng cao trình độ nghề nghiệp thì xã hội phải tôn vinh ưu đãi người tài trong một ngành nghề cần thiết cho an sinh xã hội thể hiện không phải chỉ bằng tiền lương cao mà cả bằng sự tôn vinh tinh thần. Chúng ta thường nhắc tới câu tục ngữ nhất nghệ tinh, nhất thân vinh, nhưng chuyện này hình như chưa thật sự có được trong thực tiễn xã hội nước ta ở bất cứ thời nào. Người Việt Nam ngày nay vẫn như thời xưa, quan niệm sự thành đạt là được ra làm quan ở chức vụ cao mà theo truyền thống cũng như thực tế hiện nay, chỉ có thể đạt được nếu có bằng cấp nhất định. Các nghề nghiệp khác đều không được công chúng coi trọng như một nghề nghiệp, kể cả những nghề "sang trọng" (?!) như nhà văn, nhà giáo, nhà nghiên cứu khoa học, nhà báo... Ngay cả khi xã hội muốn tôn vinh một người vì cống hiến nghề nghiệp nào đó thì theo tập quán mọi người thường chờ đợi người đó được ban cho một chức vị xứng đáng trong công việc quản lý. Nghề "thầy" đã vậy, nghề thợ còn bị xem thường nhiều hơn. Xưa nay xã hội ta đều không mấy ai thích đi làm thợ. Những năm gần đây công nghiệp có phát triển nên mới có nhu cầu thợ giỏi. Mặc dù việc thiếu thợ giỏi phần nào có làm cho những người này có thể được trả lương cao hơn đôi chút, nhưng nói chung thân phận xã hội của họ không được cải thiện bao nhiêu. Người ta có thể viết báo bảo vệ quyền lợi của người thợ, nhưng cho con cái đi làm thợ thì hình như không ai muốn. Thực ra tâm lý xã hội coi trọng một số nghề này hơn một số nghề kia là chuyện xã hội đông tây nào cũng có, bản thân sự thiên lệch không nhất thiết là tiêu cực khi nó mang ý nghĩa đáp ứng nhu cầu đích thực của xã hội và thể hiện ra như sự lựa chọn tự do của một số đông người theo sở thích. Nhưng khi sự thiên lệch nghề nghiệp đơn thuần là một tập quán và lại biểu hiện ra như một giá trị tối thượng chung cho toàn thể mọi người theo đuổi, thì nó đi ngược lại yêu cầu phát triển của xã hội hiện đại. Một vấn đề nữa là trong mọi hoạt động chuyên môn, bằng cấp và địa vị là cái mọi người theo đuổi, nhưng lại không phải bằng con đường nâng cao trình độ chuyên môn hay thành tựu kiệt tác sáng tạo. Có mục tiêu lẫn phương tiện đều không phù hợp với tiến bộ và phát triển. Ít ai trong xã hội lựa chọn nghề nghiệp dựa theo thiên hướng của bản thân mình, mong muốn được làm công việc theo sở thách để phát triển khả năng riêng của mình. Các thanh niên ta thường khó trả lời được về sở thích nghề nghiệp vì hình như đó là chuyện ít ai nghĩ tới. Cái họ mong muốn là một địa vị xã hội nào đó, mà để đạt được điều đó họ sẵn sàng làm một công việc ở hệ thống trường dạy nghề, sự không có khả năng hay thậm chí không thích thú. Đôi khi sự vật lộn khổ sở với một nghề nghiệp không phù hợp còn được khen là biểu hiện của ý chí mạnh mẽ. Trên thực tế trình độ nghề nghiệp là cái ít cần thiết nhất cho sự thăng tiến. Điều quyết định chủ yếu cho sự thăng tiến của một người là quan hệ của anh ta với thủ trưởng ra sao. Tôi có được đọc thấy trên báo nhận xét hài hước chua chát về tình cảnh một người, ở nhà vợ không yêu nhưng cần anh ta, còn ở nơi làm việc thì thủ trưởng không cần nhưng lại yêu anh ta. Lòng yêu ghét của con người là thứ bị ảnh hưởng bởi vô số yếu tố khác nhau nhưng thường ít khi theo lý lẽ. Khổng Tử cũng bảo chưa thấy ai yêu đức bằng yêu sắc đẹp. Cho nên để duy trì lòng yêu thương của thủ trưởng mà thói nịnh bợ xu phụ trở nên phổ biến. Do muốn đề bạt cấp dưới theo sự ưu ái riêng, nên người ta mới chấp nhận bằng cấp thật kiến thức giả, nạn mua bán bằng cấp cũng do đó mà phát triển (ở các cộng đồng tôn trọng lý tính trong ứng xử thì chuyện như thế ít gặp hơn các thủ trưởng muốn thăng tiến buộc phải dùng người tài, dử trong lòng có không ưa đi nữa, để cho đơn vị của mình có thành tích và nhờ đó mà được lên chức). Tình trạng này khiến cho ở nước ta những người yêu thích nghề nghiệp ngày một hiếm hoi. Nếu có gặp một người như thế cũng chẳng ai tin anh ta quả thực là như vậy, còn nếu tin rồi thì lại xem anh ta là không bình thường.
Các giá trị văn hóa mà dư luận xã hội tác động lên các thành viên của nó thông qua tập quán ưng xuất như vậy, thì những khó khăn của hệ thống trường dạy nghề, sự căng thẳng của các kỳ thi Đại học và nạn mua bán bằng cấp là điều dễ hiểu. Hơn thế nữa, nó còn tạo ra nhiều hiệu quả tiêu cực khác trong đời sống xã hội. Chẳng hạn như những người có năng khiếu về một nghề nghiệp nào đó cũng không muốn phát triển nó để thành nghề nghiệp một đời, nếu nghề nghiệp đó không cho họ triển vọng xứng đáng. Chuyện này trong ngành thể thao biểu hiện ra rõ rệt nhất; đôi khi xuất hiện các trẻ em có năng khiếu thể thao đặc biệt thì các phụ huynh thường rất do dự khuyến khích con mình đi theo nghề nghiệp đó. Một mầm non nhảy cao đầy triển vọng và một kỳ thủ nhỏ tuổi nhiều hứa hẹn cũng chỉ được một ông chủ doanh nghiệp quá yêu mến nhân tài thể thao quan tâm giúp đỡ như một hành động cao quý đơn lẻ và khác thường. Ngành y tế nhiều Bác sĩ kém nhưng rất thiếu y tá giỏi. Mọi người vẫn nhìn y tá như người làm công việc ai làm cũng được và bản thân các y tá cũng phần nhiều làm công việc này vì hoàn cảnh bắt buộc hơn là tự nguyện chọn lựa do yêu nghề. Ngay cả các trường Đại học và các Viện nghiên cứu nơi có nhiều người được đào tạo ở nước ngoài và có điều kiện giao lưu hợp tác nhiều hơn, nhưng văn hóa ứng xử cũng chẳng khác ngoài xã hội chút nào: các thủ trưởng nắm quyền hành là người được trọng vọng nhất dù trong lòng người ta có nghĩ thế nào đi nữa. Bằng sự tôn sùng duy nhất một nghề, xã hội không cung cấp cho các thành viên của nó một môi trường đa dạng các hoạt động để cho những người có tài năng và thiên hướng khác nhau có thể phát triển hết khả năng tiềm tàng của họ. Bằng cái tập quán ứng xử thuần túy dựa trên cảm xúc yêu ghét mà không được hướng dẫn bởi lý lẽ, xã hội không khuyến khích nhân tài phát triển bởi vì nhân tài, do tính cách độc đáo của họ, thường không chịu uốn mình theo lối xu phụ. Không phải là bây giờ ở ta mỗi người không được tự do lựa chọn nghề nghiệp. Cái chuyện phân công ngành nghề của tổ chức là chuyện đặc biệt một thời và ta đi vào quá khứ. Cũng không phải có chủ trương nào khuyến khích việc đề bạt theo cảm tình. Tôi không đề cập tới tác động của Nhà nước trong vấn đề này. Cái tôi muốn nói tới là sức ép của dư luận xã hội thể hiện qua cái nhìn của cha mẹ, bè bạn và những người xung quanh, cái khuôn mẫu nghèo nàn của sự thành đạt mà mọi người tự nhào nặn cho nhau. Điều tôi muốn nói tới là tập quán ứng xử với nhau trong xã hội dựa trên sự yêu ghét theo kiểu thương nhau củ ấu cũng tròn... mà không dựa trên lý lẽ của lợi ích chung; ý thức công dân của một nước cộng hòa không thể dễ dàng hìnnh thành được từ tâm lý truyền thống của cuộc sống làng xã chật hẹp. Ai cũng thích cho công việc của mình là quan trọng nhất, đó là thường tình con người. Nhưng ý thức công dân sẽ làm cho anh ta nghĩ rằng việc của người khác cũng có tầm quan trọng cho xã hội không kém. Mỗi người đều có nhiều lý do để biện minh cho cách sống mà anh ta lựa chọn, nhưng ý thức về sự bình đẳng giữa các thành viên xã hội phải khiến anh ta thấy rằng người khác cũng có những lý do biện minh cho cách sống khác với anh ta. Lòng yêu, ghét cũng là thường tình con người nhưng ý thức vì lợi ích cộng đồng phải khiến con người phân biệt được tình cảm riêng và công việc chung trong hành vi của mình. Xã hội muốn nhân tài thì ứng xử phải có tinh thần khoan dung văn hóa đối với các khác biệt của tha nhân, trong chừng mực các khác biệt đó không vi phạm tới quyền lợi chung của xã hội. Sự đa dạng của các hoạt động ngành nghề và ứng xử khoan dung văn hóa của xã hội không phải chỉ là phương tiện đơn thuần để có nhân tài, mà còn là điều kiện cần thiết cho hạnh phúc của toàn xã hội. J.S.Mill một triết gia Anh thế kỷ XIX, đã nhận xét về lợi ích của sự phát triển đa dạng các tính cách con người khác nhau như sau: Không phải bằng cách hạ thấp xuống, bắt mọi cá tính trong bản thân con người đều đồng loạt giống nhau, mà bằng cách nào dưỡng nó, khuyến khích nó trong phạm vi giới hạn bởi lợi ích và quyền năng của người khác, nhờ thế con người mới trở nên một đối tượng cao quý và đẹp đẽ để chiêm ngưỡng... Tùy theo mức độ phát triển cá tính mà con người trở nên có giá trị hơn đối với bản thân, và do vậy mà có khả năng trở thành có giá trị hơn đối với người khác. Có một sự đầy đủ lớn lao hơn của cuộc sống về bản thân sự tồn tại của nó, và một khi có cuộc sống phong phú hơn trong các đơn vị thì sẽ có cuộc sống phong phú hơn trong khối cộng đồng bao gồm các đơn vị ấy” (On Liberty, 1859). C.Mác nói hàm súc hơn: “Sự phát triển tự do của một người là điều kiện cho sự phát triển tự do của một người"
Văn hóa kết nối dân chúng trong một quốc gia bao gồm nhiều yếu tố: tình cảm gắn bó với cộng đồng, hệ thống giá trị tinh thần chung thể hiện trong các hoạt động tinh thần và ứng xử xã hội, một nền giáo dục duy trì và phát triển các giá trị ấy qua các thế hệ. Xã hội ta trong hơn 10 năm đổi mới đã có nhiều đổi thay trong hoạt động kinh tế đi cùng với việc mở rộng giao lưu quốc tế. Lẽ tự nhiên là các giá trị văn hóa cũ chịu tác động mạnh của đòi hỏi đổi mới để thích ứng với các biến đổi kinh tế. Nhưng không phải mọi biến đổi tự phát đều phù hợp với yêu cầu thúc đẩy tiến bộ và phát triển. Không ít tập quán xấu ngăn cản phát triển lại gia tăng, mà việc thay đổi tập quán lại là một việc rất khó. Vì vậy trước khi nghĩ đến giải pháp nào đó cho việc hình thành các giá trị văn hoá mới có lẽ cần nhận thức vấn đề một cách đầy đủ hơn từ nhiều góc độ.
__________________________________________________________________
Văn hoá ứng xử Việt Nam truyền thống cơ bản được thể hiện ở nếp ứng xử khoan hoà thiên về hành động với tư duy trực giác tổng hợp. Nhưng cái hành động của ứng xử không ra ngoài nguyên tắc trọng tình, trọng đức, trọng văn, và cả trọng nữ, với cái miệng hay cười và lời nói khôn ngoan.
Nếp ứng xử khoan hoà thiên về hành động, thường chú trọng đến các mối quan hệ đang vận động, nhất là cái trọng tâm, trọng điểm, cấp bách, nên dễ dẫn đến những cách ứng xử linh hoạt. Hoàn cảnh càng câu thúc bao nhiêu, năng lực "ứng vạn biến" ở người Việt Nam càng tỏ rõ tính "quyền biến" bấy nhiêu. Nhưng nếp ứng xử khoan hoà thường được biểu hiện ở lối ứng xử quân bình, và cũng không hiếm trường hợp biến thái ở dạng mềm dẻo, có khi tuỳ tiện.
Cả cái tốt và cái xấu ấy, bây giờ được thừa nhận rộng rãi. Khi người ta thừa nhận, thậm chí còn chế giễu cái xấu của mình, không có nghĩa là người ta yếu...
Văn hóa ứng xử của giới trẻ
Sương Lam
Người Viễn Xứ
08:35' PM - Thứ bảy, 29/04/2006
Bên cạnh những cái "được" dễ thấy của người Việt trẻ như kiến thức rộng, tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tư duy nhạy bén... thì cũng có những điều trái khoáy: các bạn "thiếu văn hóa" một cách trầm trọng trong ứng xử. Chúng ta vẫn thường nghe "Thanh niên là rường cột của nước nhà", là "hy vọng của quốc gia" và nhiều nữa. Vậy thì Việt Nam ta rồi sẽ về đâu, với một thế hệ trẻ thừa-kiến-thức nhưng lại thiếu-văn-hóa như thế nhỉ?
Nhấc điện thoại lên, tiếng quát bên kia đầu dây: "Mày đang ở đâu đó con... ngựa kia?" làm tôi hốt hoảng dù vẫn biết đó là cô bạn thân của mình. Bạn trẻ vào quán cà phê vô tư cho cả... 4 chân lên ghế cũng không còn là chuyện lạ và họ vẫn mặc nhiên xem đó là chuyện bình thường, vì nào có ai dám nói gì họ đâu. Khách hàng là Thượng Đế kia mà! Một tiếng rít rợn cả người của cái thắng xe ngay trước câu gắt: "Đui sao, ông già?". Nhìn người đàn ông lắc đầu, vội vã bước đi, tôi chợt chạnh lòng sao các bạn trẻ lại có thể hành xử với người đáng tuổi cha chú mình như thế được nhỉ? Chẳng lẽ ở nhà các bạn cũng... chửi rủa phụ huynh mình như thế?
Chuyện các bạn trẻ chửi thề, nói tục có vẻ như không còn thuốc chữa bởi những ngôn từ ấy đã trở thành một thói quen mất rồi. Và, có lẽ là để chứng tỏ sự... sang trọng, sành điệu, đẳng cấp của mình, các bạn đã chửi thề bằng cả tiếng ngoại quốc nữa kia. Chuyện có thật trong một quầy bida, sau khi cô gái tóc nhuộm vàng hoe đánh hụt một cơ, cô giậm chân: "Oh, shit!". Chàng trai đi cùng cô, cũng đánh hụt một cơ, cũng vung cây cơ, buông tiếng "Damn it!". Chắc các bạn nghĩ rằng phải vậy mới là người văn minh mà lại không hiểu rằng đó là một sự phỉ báng tiếng Việt - ngôn ngữ là niềm tự hào của dân tộc. Các bạn đâu biết khi buông lời như thế, các bạn đang phỉ nhổ vào chính bản thân mình.
Cứ thế, những minh chứng cho lối ứng xử thiếu văn hóa của người Việt trẻ vẫn đầy dẫy, mà nếu tôi liệt kê chắc cũng được vài trăm hay vài nghìn trang giấy. Điều đó thể hiện gì? Cả một thế hệ trẻ Việt Nam là những người thiếu văn hóa. Vâng, bạn có thể cho là tôi quá lời. Nhưng hãy cứ thử nhìn ra kia mà xem. Trên những chatroom, forum trực tuyến vẫn nhan nhản những lời lẽ cục súc, miệt thị lẫn nhau. Đến cả những em bé đang theo bậc tiểu học vẫn sử dụng tiếng chửi thề làm tiếng đệm đầu môi. Nếu hỏi chúng từ đâu mà biết những từ ngữ như thế, chúng sẽ trả lời cho ta rằng chúng học được từ cha mẹ, anh chị... Từng ngày từng giờ, chúng ta đang làm nhơ nhuốc tâm hồn của trẻ thơ mà không hề cảm thấy đó là tội ác. Thậm chí khi dạy cho các em bé tập nói ta lại càng khuyến khích trẻ chửi thề qua những câu như: "Chửi nó đi con!"
Mang nỗi lòng ấy trò chuyện với vài bạn trẻ, tôi lại thêm bẽ bàng khi các bạn nhìn tôi như nhìn một sinh vật lạ từ hành tinh nào đấy. Và câu trả lời tôi nhận được là: "Chuyện bình thường thế mà cũng lôi ra nói. Điên à?" Vâng, tôi điên nên mới trăn trở về một thế hệ trẻ - tương lai của nước nhà. Tôi điên nên mới nói về những cái mà các bạn mặc nhiên thừa nhận như là chuyện thường ngày và chẳng có gì sai. Tôi điên?
Chuyện văn hóa không chỉ dừng lại đó khi ta nhìn thấy cảnh chen lấn trước quầy vé tàu, xe, chuyện những chàng trai vô tư "ôm cây đợi thỏ" sau những cuộc nhậu triền miên, chuyện nẹt pô xe trước cổng bệnh viện, chuyện bấm kèn tin tin vào giữa đêm khuya khi ta trở về nhà... Những chuyện tưởng chừng như rất nhỏ ấy lại thể hiện một tầm nhận thức thiển cận, một chuẩn văn hóa thấp kém khiến bạn bè các nước miệt khinh ta. Không miệt khinh sao được khi mà rõ ràng là vẫn còn đấy các cô gái trẻ, đầy nhan sắc từng ngày ngồi trên net để "câu" ngoại kiều, cố sống cố chết moi cho được những đồng đô xanh đỏ...
Văn hóa ứng xử của giới trẻ: còn biết nói gì ngoài hai chữ "Hỡi ôi...!"
__________________________________________________-----
Ứng xử văn hóa trong cuộc sống
19:26' 6/11/2008
(Ảnh minh hoạ)
Lời ăn tiếng nói trong cuộc sống hàng ngày như “cơm ăn áo mặc”. Nhưng nói làm sao cho đẹp, đúng mực và tạo ra không khí vui vẻ thân tình, hài lòng người nghe là điều cần có sự rèn luyện và tu dưỡng của mỗi người. Hiện nay, khá phổ biến tình trạng trẻ em nói tục, chửi bậy, nhất là ở các khu chợ, làng quê. Sự dễ dãi trong lời ăn tiếng nói cũng là một khía cạnh của sự buông thả trong lối sống.
Đất nước ta đang hướng tới cho một nền kinh tế tri thức, thì cách nói năng thô tục không thể chấp nhận được. Một khía cạnh của xã hội văn minh là ở đó mọi người, đặc biệt là trẻ em không nói tục, chửi bậy. Muốn được vậy, trẻ em phải được rèn giũa ngay trong trường học và gia đình. Trẻ em như tờ giấy trắng, không tự biết nói bậy, mà bị ảnh hưởng trước hết từ gia đình và những người xung quanh. Nếu cha mẹ, anh chị thường nói tục, chửi bậy thì thế nào trẻ nhà đó cũng như vậy. Xưa, ông cha ta thường dạy: “Tiên học lễ, hậu học văn”, cho thấy lễ tiết rất được coi trọng - thể hiện một khía cạnh văn hóa của dân tộc, đặc biệt là các dân tộc phương Đông.
Trong các gia đình xưa, lễ giáo được xem như điều căn bản. Ở Việt Nam ta, bất luận người giàu, kẻ nghèo, nếp sống của gia đình xưa khá chuẩn mực, có quy tắc. Con cái phải vâng lời cha mẹ, người ít tuổi phải lễ độ với người nhiều tuổi hơn, đi thưa về trình. Cuộc sống hiện đại không đòi hỏi con người phải giữ những nghi lễ quá khắt khe đến từng tiểu tiết kiểu phong kiến. Lớp trẻ có thể phát huy tính sáng tạo, tự do phát triển và trong gia đình mối quan hệ dân chủ hơn. Tuy nhiên, hiện đại không có nghĩa là “phát triển tự do” bừa bãi, không có lề thói, không có chuẩn mực đạo đức, bỏ qua những quy tắc cơ bản trong giao tiếp, từ những việc nhỏ như việc cảm ơn, xin lỗi hay chào hỏi, kính trên nhường dưới v.v... đến những việc ứng xử ngoài xã hội như tôn trọng người khác, chấp hành luật pháp...
Lời ăn tiếng nói đến hình thức ứng xử hàng ngày ở nơi công cộng phản ánh trình độ văn hóa của mỗi người. Nhiều người băn khoăn cho rằng phải chăng trong xã hội ngày nay văn hóa ứng xử đang xuống cấp? Chỉ đơn cử một số chuyện xảy ra nơi công cộng như trên xe buýt, trên đường, trong bệnh viện, nơi thanh toán bán hàng ở các trung tâm lớn... tình trạng chen lấn, xô đẩy vẫn còn phổ biến; người trẻ tuổi không biết nhường người nhiều tuổi, nam giới cậy khỏe chen lấn, chiếm chỗ của phụ nữ, thậm chí xô đẩy cả phụ nữ có thai, ít khi thấy có nam giới giúp đỡ phụ nữ, cụ già mang vác những vật nặng... Những hành vi đẹp như đưa người già qua đường hay giúp đỡ người tàn tật dường như ngày càng hiếm hoi.
Trang phục cũng là một mặt thể hiện cá tính, phẩm cách, sự tôn trọng của mỗi cá nhân đối với mọi người chung quanh. Những năm gần đây, đời sống được cải thiện, hàng hóa phong phú và dễ mua hơn với thu nhập bình quân trong xã hội, có nhiều chủng loại quần áo khác nhau để lựa chọn. Thế nhưng vẫn còn một số người khi đến những nơi công cộng như: Siêu thị, chợ, bến xe, trường học, bệnh viện, rạp chiếu phim, lễ hội, đình chùa... ăn mặc “hở trên, hở dưới” hoặc không phù hợp như mặc đồ bộ (đồ ngủ), quần soóc, áo thun ba lỗ đến những nơi công cộng, thậm chí vào công sở quan hệ công việc. Nhiều “mốt” được các nhà may mặc, thiết kế thời trang và người tiêu dùng trẻ tuổi lựa chọn theo cảm tính là hiện đại theo phương Tây nhưng không phù hợp vóc dáng người Á Đông, nên trông rất phản cảm.
Có lẽ bên cạnh vận động trên các phương tiện truyền thông, giáo dục trong đoàn thể, nhà trường... cũng cần có những quy định về ăn mặc nơi công cộng. Bên cạnh đó, ngay từ trong nhà trường, gia đình, từ lớp mẫu giáo đến tốt nghiệp trung học, đại học cần đưa ra những định hướng về ăn mặc thế nào là đẹp, thanh nhã để dần dần thành phản xạ của lớp trẻ./.