Đây có thể là một bài khó hiểu. Nhưng mình nghĩ nó có thể hữu ích trong một số trường hợp chúng ta sẽ gặp trong tương lai thì sao. Linh cảm và trực giác luôn gắn liền với cuộc sống mà.
Ông bác sĩ người quen của tôi có lần được người ta đưa ra một đề nghị hấp dẫn- nếu quyết định từ bỏ những công việc đang làm để nhận chức giám đốc điều trị trong một trung tâm điều dưỡng mới thành lập dành cho những người lắm tiền nhiều của có khả năng mua hẳn các phòng ở trung tâm dành cho việc nghỉ hè và đầu tư hàng trăm ngàn đôla cho công vụ làm ăn này theo hướng này thì trong vòng 3 năm ông bác sĩ dễ dàng kiếm được 4 triệu đôla.
Ông bạn tôi dĩ nhiên bị hút hồn bởi tương lai của cái trung tâm điều dưỡng dành riêng của những người đến để bồi bổ sức khoẻ chỉ trong kỳ nghỉ. CHưa kể là sối tiền lợi nhuận khổng lồ làm cho ông loá mắt, cho nên không thể cưỡng lại sức mạnh của nó, ông đã vui vẻ chấp nhận lời mời,. Ông bán ngay phòng khám của mình, đầu tư số tiền cần thiết và trở thành giám đốc chuyên môn của trung tâm. Nhưng không bao lâu sau, ông đã nhận ra rằng trung tâm điều dưỡng không có bất cứ một chươngtrình cụ thể nào mang tính y học để ông phát huy trình độ chuyên môn, còn vai trò của ông chỉ là vận động moịngưòi mua cổ phần trong các toà nhà điều dưỡng.
Bữa nọ, trên đường đi làm, ông bác sĩ chợt nhận ra điều đó. Ông đập mạnh tay xuống bảng hiện số trong xe ô tô và hét lên một mình: "KHông thể như vậy được! Không thể như vậy được!" Rồi ông đỗ xe lại bên lề đường để dành mấy phút lấy lại bình tĩnh. Khi đã hoàn toàn làm chủ bản thân, ông lên xe đi đến chỗ làm.
Một năm sau, trung tâm điều dưỡng bị phá sản. Ông bác sĩ cũng chịu chung số phận. Ông thừa nhận rằng ngay từ đầu ông đã cảm thấy có cái gì đó không ổn trong bản chào hàng mà người ta gửi cho ông, còn tương lai về lợi nhuận được trình bày trong kế hoạch làm ăncó vẻ đã được tô hồng đậm nét quá. Nhưng ông đã chấp nhận mọi chuyện do mong muốn có sự thay đổi trong cuộc đời mình. Ngoài ra những lợi ích vật chất đã được nêu ra đầy hứa hẹn, đến mức- tất nhiên sau này ông bnạ tôi ân hận- ông xua đuổi tất cả mọi dự cảm xấu ra khỏi đầu óc mình.
Cuộc đời thường xuyên bắt buộc chúng ta phải đưa ra những quyết định trong các hoàn cảnh không phải lúc nào cũng rõ ràng, tức là những hoàn cảnh nằm trong các hiểu đơn giản" nều không thế này thì sẽ thế kia"- sự may rủi, ví dụ: tiến cử ai, liên kết với công ty nào, chọn chiến lược nào để đưa ra sản phẩm... Khi đến lúc phải đưa ra quyết định trong các vấn đề nêu trên, những dự cảm của chúng ta không được phép coi thường nếu chúng ta không muốn phải ân hận về sự lựa chọn của mình sau một tháng hoặc một năm.
Điều linh cảm bắt nguồn từ trong sâu kín tâm hồn mình. Các dòng suy nghĩ tồn tại như thế nào thì các dòng tình cảm cũng tồn tại song song như vậy. Chúng ta có mối quan hệ tình cảm với tất cả những gì trongngày chúng ta làm, chúng ta nghĩ, chúng ta tưởng tượng ra và chúng ta nhớ lại. Những tình cảm thoảng qua nhưng nắm bắt được là những tình cảm rất quan trọng. Bản thân việc lắng nghe tiếng nói của tình cảm sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin rất cơ bản về cuộc sống.: báo hiệu những gì chúng ta làm là phù hợp hay không với những hướng ưu tiên của chúng ta.
Một trong số ba ngàn cán bộ cấp cao được thăm dò đã phát biểu cách hiểu vấn đề của mình: " Quyết định theo trực giác, nói một cách đơn giản, đó là kết quả việc phân tích được tiến hành theo tiềm thức [...]. Bộ óc hoàn thành cái mà chúng ta gọi là kết luận đã được cân nhắc ký- rằng làm bằng cách này chứ không phải cách kia là đúng nhất. Một nghiên cứu khác tiến hành tại trường Harvard: trong vòng ba mươi giây đầu tiên sau khi gặp ai đó chúng ta biết cảm nhận bằng trực giác cái ấn tượng mà người đó để lại trong lòng chúng ta. Những người xem nửa phút hình ảnh các thầy đang giảng bài có thể đánh giá chính xác đến 80% sự thành thạo nghề nghiệp của họ."
Trực giác và sự linh cảm chứng tỏ năng lực cảm nhận những tín hiệu phát đi từ bộ nhớ về xúc cảm của chúng ta, từ chính nơi lưu giữ trí thông minh và lý trí.
Ông bác sĩ người quen của tôi có lần được người ta đưa ra một đề nghị hấp dẫn- nếu quyết định từ bỏ những công việc đang làm để nhận chức giám đốc điều trị trong một trung tâm điều dưỡng mới thành lập dành cho những người lắm tiền nhiều của có khả năng mua hẳn các phòng ở trung tâm dành cho việc nghỉ hè và đầu tư hàng trăm ngàn đôla cho công vụ làm ăn này theo hướng này thì trong vòng 3 năm ông bác sĩ dễ dàng kiếm được 4 triệu đôla.
Ông bạn tôi dĩ nhiên bị hút hồn bởi tương lai của cái trung tâm điều dưỡng dành riêng của những người đến để bồi bổ sức khoẻ chỉ trong kỳ nghỉ. CHưa kể là sối tiền lợi nhuận khổng lồ làm cho ông loá mắt, cho nên không thể cưỡng lại sức mạnh của nó, ông đã vui vẻ chấp nhận lời mời,. Ông bán ngay phòng khám của mình, đầu tư số tiền cần thiết và trở thành giám đốc chuyên môn của trung tâm. Nhưng không bao lâu sau, ông đã nhận ra rằng trung tâm điều dưỡng không có bất cứ một chươngtrình cụ thể nào mang tính y học để ông phát huy trình độ chuyên môn, còn vai trò của ông chỉ là vận động moịngưòi mua cổ phần trong các toà nhà điều dưỡng.
Bữa nọ, trên đường đi làm, ông bác sĩ chợt nhận ra điều đó. Ông đập mạnh tay xuống bảng hiện số trong xe ô tô và hét lên một mình: "KHông thể như vậy được! Không thể như vậy được!" Rồi ông đỗ xe lại bên lề đường để dành mấy phút lấy lại bình tĩnh. Khi đã hoàn toàn làm chủ bản thân, ông lên xe đi đến chỗ làm.
Một năm sau, trung tâm điều dưỡng bị phá sản. Ông bác sĩ cũng chịu chung số phận. Ông thừa nhận rằng ngay từ đầu ông đã cảm thấy có cái gì đó không ổn trong bản chào hàng mà người ta gửi cho ông, còn tương lai về lợi nhuận được trình bày trong kế hoạch làm ăncó vẻ đã được tô hồng đậm nét quá. Nhưng ông đã chấp nhận mọi chuyện do mong muốn có sự thay đổi trong cuộc đời mình. Ngoài ra những lợi ích vật chất đã được nêu ra đầy hứa hẹn, đến mức- tất nhiên sau này ông bnạ tôi ân hận- ông xua đuổi tất cả mọi dự cảm xấu ra khỏi đầu óc mình.
Cuộc đời thường xuyên bắt buộc chúng ta phải đưa ra những quyết định trong các hoàn cảnh không phải lúc nào cũng rõ ràng, tức là những hoàn cảnh nằm trong các hiểu đơn giản" nều không thế này thì sẽ thế kia"- sự may rủi, ví dụ: tiến cử ai, liên kết với công ty nào, chọn chiến lược nào để đưa ra sản phẩm... Khi đến lúc phải đưa ra quyết định trong các vấn đề nêu trên, những dự cảm của chúng ta không được phép coi thường nếu chúng ta không muốn phải ân hận về sự lựa chọn của mình sau một tháng hoặc một năm.
Điều linh cảm bắt nguồn từ trong sâu kín tâm hồn mình. Các dòng suy nghĩ tồn tại như thế nào thì các dòng tình cảm cũng tồn tại song song như vậy. Chúng ta có mối quan hệ tình cảm với tất cả những gì trongngày chúng ta làm, chúng ta nghĩ, chúng ta tưởng tượng ra và chúng ta nhớ lại. Những tình cảm thoảng qua nhưng nắm bắt được là những tình cảm rất quan trọng. Bản thân việc lắng nghe tiếng nói của tình cảm sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin rất cơ bản về cuộc sống.: báo hiệu những gì chúng ta làm là phù hợp hay không với những hướng ưu tiên của chúng ta.
Một trong số ba ngàn cán bộ cấp cao được thăm dò đã phát biểu cách hiểu vấn đề của mình: " Quyết định theo trực giác, nói một cách đơn giản, đó là kết quả việc phân tích được tiến hành theo tiềm thức [...]. Bộ óc hoàn thành cái mà chúng ta gọi là kết luận đã được cân nhắc ký- rằng làm bằng cách này chứ không phải cách kia là đúng nhất. Một nghiên cứu khác tiến hành tại trường Harvard: trong vòng ba mươi giây đầu tiên sau khi gặp ai đó chúng ta biết cảm nhận bằng trực giác cái ấn tượng mà người đó để lại trong lòng chúng ta. Những người xem nửa phút hình ảnh các thầy đang giảng bài có thể đánh giá chính xác đến 80% sự thành thạo nghề nghiệp của họ."
Trực giác và sự linh cảm chứng tỏ năng lực cảm nhận những tín hiệu phát đi từ bộ nhớ về xúc cảm của chúng ta, từ chính nơi lưu giữ trí thông minh và lý trí.